Categories: Máy tính

Các lỗi bộ xử lý và các biện pháp khắc phục

Khi phát hiện sai sót, nhà sản xuất bộ xử lý máy tính sẽ dùng những thiết bị đặc dụng để kiểm tra những bộ xử lý do họ sản xuất.

Thiết bị kiểm tra bộ xử lý tốt nhất khi bạn truy cập một hệ thống để kiểm tra xem nó có đang hoạt động được là dùng những chuẩn đoán từ những công ty phần mềm tiện ích khác nhau hay từ những nhà sản xuất hệ thống để kiểm tra chức năng của bộ xử lý và bo mạch chủ của máy tính. Có lẽ lỗi phổ biến là lỗi toán chia dấu chấm động trong những bộ xử lý Pentium đời đầu.

Các loại lỗi bộ xử lý

Do bộ xử lý là đầu não của một hệ thống, phần lớn hệ thống không hoạt động với bộ xử lý có lỗi. Nếu hệ thống phỏng đoán bo mạch chủ bị chết thì thử thay bộ xử lý với bo mạch chủ khác cùng chip CPU. Có thể bạn tìm ra bộ xử lý là nguyên nhân lỗi. Nếu hệ thống vẫn không hoạt động thì vấn đề có thể nằm ở đâu đó: bo mạch chủ, bộ nhớ hay nguồn.

Một số sự cố hệ thống đã có khi còn tại xưởng, mặc dù những lỗi này hay những nhược điểm về thiết kế thì hiếm. Bằng cách nghiên cứu phát hiện ra những sự cố này, bạn có thể tránh được những sửa chữa và thay thế không cần thiết. Mỗi phần bộ xử lý mô tả vài nhược điểm đã biết trong thế hệ các bộ xử lý, như là lỗi dấu chấm động của Pentium. Để biết thêm nhiều thông tin về những lỗi và nhược điểm khác của laptop, xem các phần sau tại đây và kiểm tra với nhà sản xuất bộ xử lý để nâng cấp.

Vi mã và tính năng nâng cấp bộ xử lý

Tất cả bộ xử lý đều có thể chứa những nhược điểm thiết kế hay các lỗi. Nhiều lần, các hiệu ứng của bất kỳ lỗi nào đều có thể ngăn ngừa bởi sự thực thi các giải quyết khác của phần cứng hay phần mềm. Intel nêu ra những lỗi này và cách giải quyết ổn thỏa cho các bộ xử lý của họ trong sách hướng dẫn nâng cấp cấu hình kỹ thuật bộ xử lý; sách hướng dẫn này có sẵn trên trang web của Intel. Phần lớn các nhà sản xuất bộ xử lý khác cũng có các bản tin hay lời khuyên trên trang web liệt kê bất kỳ sự cố hay các quy định đặc biệt hay các chương trình vá tạm cho những chip của họ.

Trước đây, cách duy nhất để ổn định lỗi bộ xử lý là giải quyết lỗi hay thay chip khác với lỗi đã được sửa. Bắt đầu với các bộ xử lý họ Intel P6 và P7, bao gồm Pentium Pro đến Pentium D và Core i7, nhiều lỗi trong thiết kế bộ xử lý được sửa chữa bằng cách sửa đổi vi mã trên bộ xử lý (microcode). Vi mã thực chất là một bộ các tập lệnh và các bảng trong bộ xử lý điều khiển bộ xử lý vận hành như thế nào. Những bộ xử lý này kết hợp một tính năng mới được gọi là vi mã có thể lập trình lại, cho phép các loại lỗi cụ thể được giải quyết qua các nâng cấp vi mã. Các nâng cấp vi mã tập trung trên ROM BIOS bo mạch chủ hay các nâng cấp Windows, và được tải vào bộ xử lý bởi BIOS bo mạch chủ suốt kỳ POST hay bởi Windows suốt quy trình khởi động. Mỗi thời gian hệ thống được khởi động lại, vi mã nâng cấp được tải lại, đảm bảo sự sửa chữa lỗi được cài đặt bất kỳ thời gian hệ thống máy tính được vận hành.

Vi mã nâng cấp cho bộ xử lý có sẵn được Intel cung cấp cho các nhà sản xuất bo mạch chủ hay cho Microsoft nên mã này được kết hợp vào ROM BIOS hay trực tiếp vào Windows qua nâng cấp Windows. Đây là một lý do quan trọng để cập nhật Windows, cũng như cài đặt BIOS bo mạch chủ gần nhất cho hệ thống. Do mọi người nâng cấp Windows dễ dàng hơn BIOS bo mạch chủ, dường như các nâng cấp vi mã khá gần đây được phân phối qua Microsoft thay vì nhà sản xuất bo mạch chủ.

Tên mã bộ xử lý

Intel, AMD, và Cyrix luôn luôn dùng các tên mã khi gọi ra các bộ xử lý tương lai cũng như các nhân bộ xử lý. Các tên mà thường không nghĩ sẽ trở thành phổ biến, nhưng ngược lại. Chúng thường được thấy trong bản tin và các bài báo in ấn hay trực tuyến viết về các bộ xử lý tương lai. Đôi khi chúng xuất hiện trong các sách hướng dẫn bo mạch chủ do những sách này được viết trước khi bộ xử lý chính thức được giới thiệu.

Intel công bố một danh sách khá đầy đủ về các tên mã bộ xử lý, chipset, bo mạch chủ, thậm chí bộ điều khiển Ethernet trên trang web của họ (http://ark.intel.eom/#codenames). AMD không công bố các tên mã trên trang web của họ; tuy nhiên bạn cũng có thể tìm thấy thông tin này trên các trang khác cùng chủ đề.

admin

Comments are closed.

Recent Posts

  • Tài chính - ngân hàng

TNEX – App quản lý tài chính cá nhân an toàn và miễn phí hiện nay

TNEX không chỉ là một ứng dụng điện tử cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản mà thương…

12 months ago
  • Tài chính - ngân hàng

Bạn đã biết app quản lý tài chính cá nhân nào không mất phí hiện nay chưa?

Với đa số người dùng hiện nay, đặc biệt là thế hệ trẻ, việc phân bổ và quản lý chi…

1 year ago
  • Tài chính - ngân hàng

Điểm tên một số app quản lý chi tiêu an toàn và hiệu quả

Vấn đề quản lý tài chính vẫn luôn nhận được sự quan tâm từ rất nhiều người dùng. Đây cũng…

1 year ago
  • Tài chính - ngân hàng

Review cách chuyển tiền online từ ngân hàng số TNEX

Hiện nay với nhu cầu mua sắm, thanh toán online, việc các Gen Z cần tìm hiểu về cách chuyển…

1 year ago
  • Tài chính - ngân hàng

Chuyển tiền miễn phí với ngân hàng thuần số TNEX – Không còn nỗi lo chi phí

Trong quá trình sử dụng thẻ ngân hàng, chúng ta thường không tránh khỏi nhiều khoản phí từ phí chuyển…

1 year ago
  • Tài chính - ngân hàng

Hướng dẫn cách mở tài khoản trực tuyến an toàn và chất lượng tại TNEX

Hình thức mở tài khoản trực tuyến đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng trong cuộc sống…

1 year ago